Sunday , December 22 2024
Trang chủ / Tư vấn / Tư vấn hướng nghiệp THPT còn nhiều bất cập

Tư vấn hướng nghiệp THPT còn nhiều bất cập

Cùng với việc sửa đổi bổ sung liên tục quy chế thi và tuyển sinh những năm gần đây, công tác tư vấn hướng nghiệp THPT cũng còn rất nhiều bất cập.

Tư vấn hướng nghiệp tại nhà trường vẫn còn hời hợt

tu van huong nghiep

Đến hẹn lại lên, hàng năm cứ vào thời điểm từ tháng 2 trở đi, công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh tại các trường THPT lại nở rộ. Thế nhưng có rất nhiều trường hợp đến sát ngày hết hạn đăng kí nguyện vọng mà các em vẫn chưa định hướng được đăng kí ngành nào, trường nào. Báo, đài hay các phương tiện thông tin đại chúng, các trung tâm hướng nghiệp vẫn “ra rả” nói hàng ngày trong khi đó các em vẫn “đói thông tin”.

Hình thức “khoán”  công tác hướng nghiệp tại các trường THCS, THPT cho các giáo viên chủ nhiệm thông qua các buổi sinh hoạt, ngoại khoá, buổi nói chuyện theo chủ đề với thời gian ngắn nhưng cũng không mang lại nhiều hiệu quả. Hiện nay, công tác phân luồn, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh chủ yếu để giúp các em chọn được ngành học phù hợp với năng lực và sở thích, song đội ngũ tư vấn lại không được tập huấn nên làm theo kiểu biết sao nói vậy, và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của người hướng dẫn. Chính vì thế đã làm cho hiệu quả của công tác tư vấn hướng nghiệp tại trường vẫn còn mang tính hời hợt.

tu van huong nghiep cho hoc sinh THPT

Chính sách Nhà nước đã thiết thực?

Trong Đề án Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân trình Thủ tướng, Bộ Giáo dục cũng chỉ ra những bất cập trong vấn đề phân luồng và hướng nghiệp như chưa có sự phân luồn cho đối tượng từ sau THCS đến THPT, chưa hình thành rõ các hướng phát triển cho học sinh THPT, chưa coi trọng TCCN, trung cấp nghề nên đối tượng học sinh đều định hướng THPT và lựa chọn chúng khi không còn cách nào khác… Tuy còn nhiều thiếu sót trong việc đưa ra những giải pháp xong Đề án cũng đã phần nào chỉ ra được những hạn chế, bất cập tồn tại trong vấn đề tư vấn, hướng nghiệp hiện nay.

Tâm lý nghề nghiệp vẫn còn nặng nề

Tư tưởng phải học đại học, cao đẳng đã đi sâu vào nhận thức cộng đồng. Mặc dù những năm gần đây, nhờ sự tuyên truyền rộng rãi nên tâm lý này đã phần nào giảm bướt, song đại bộ phận người dân vẫn còn nặng nề quan điểm học hành. Chính vì thế, công tác tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp, các trường nghề còn gặp nhiều khó khăn. Theo thống kê, mỗi năm nước ta có khoảng hơn 1,2 triệu học sinh tốt nghiệp THCS, nhưng chỉ có khoảng 1-10% vào học các trường nghề, trong khi đó hơn 80% học sinh thi ĐH, CĐ, trung câp chuyên nghiệp, còn lại chỉ khoảng 10% học sinh đi học nghề. Trong khi đó, số cử nhân thất nghiệp ngày càng nhiều, trong khi đó lại thiếu đội ngũ lao động lành nghề. Nhiều đơn vị tuyển dụng thậm chí còn phải tự thành lập các trường đào tạo riêng bởi chất lượng đào tạo trường lớp không đáp ứng yêu cầu công việc của họ.

Theo ông Phạm Ngọc Thanh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh: công tác phân luồng học sinh sau THPT đã có chuyển biến nhưng hiệu quả mong muốn chưa thật cao, sự lúng túng vẫn còn. Ông cho biết, mục tiêu muốn hướng đến từ nay đến năm 2020 là có 30% học sinh sau THCS vào giáo dục nghề nghiệp, 50% học sinh thôi học ở THPT và 60% học sinh tốt nghiệp THPT vào hệ thống này. Tới năm 2020 có 100% người lao động phải qua đào tạo, trong đó có 50% trình độ trung cấp trở lên.

Tư vấn hướng nghiệp đúng đắn rất cần sự quan tâm vào cuộc của tất cả mọi người vì một tương lai nghề nghiệp cho các em.