Tuesday , September 10 2024
Trang chủ / Tư vấn / Xu hướng phát triển ngành quản trị khách sạn tại Việt Nam

Xu hướng phát triển ngành quản trị khách sạn tại Việt Nam

Ngành du lịch đang là ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế Việt Nam. Sự phát triển này đã kéo theo những nghề nằm trong nhóm ngành về dịch vụ du lịch và khách sạn. Ngành quản trị khách sạn từ đây cũng từng bước chuyển mình, khởi sắc với nhiều thay đổi. Vậy tại Việt Nam xu hướng phát triển ngành này như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Ưu tiên cấp quản lý nội địa

Du lịch năm 2017 vừa qua nước ta đạt con số kỷ lục là gần 13 triệu lượt khách quốc tế. Khách du lịch quốc tế phương Tây và các nước phát triển tại châu Á với gu trải nghiệm cầu kỳ, cao cấp, đòi hỏi những trải nghiệm dịch vụ khi nghỉ dưỡng tại nước ta phải đạt mức hoàn hảo thì mới đủ sức níu chân họ. Do đó các đơn vị tuyển dụng đều cần những nhân viên có tay nghề cao. Họ cần những nhà quản trị có kinh nghiệm bản lĩnh,và năng lực mà không quan trọng rằng bạn là sinh viên đại học, cao đẳng quản trị khách sạn hay trung cấp.

Xu hướng phát triển ngành quản trị khách sạn tại Việt Nam

Trên thực tế, ngành khách sạn nước ta đang rơi vào tình trạng thiếu hụt nhân sự ở mọi cấp. Nhiều sinh viên có nghiệp vụ nhưng lại không đủ kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống,… Thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu nên thường các khách sạn phải tuyển nhân sự là người nước ngoài.

Nhằm tận dụng nguồn nhân lực trong nước, giảm bớt phụ thuộc vào nước ngoài. Nên trong thời gian tới ngành này sẽ phát triển chủ trương tuyển dụng nội địa. Và chính nhân sự nước ta cũng phải ý thức rèn luyện vì hiện tại và tương lai.

Ưu ái hơn với nhân sự tay nghề cao

Nghề này có đặc trưng là năng động, đòi hỏi sự mới mẻ và tính trẻ trung, linh hoạt. Bởi vậy, thường chuộng nhân sự có ngoại hình sáng sủa, tính cách năng động, tươi mới. Nhà tuyển dụng thường nhắm tới giới trẻ là đối tượng chính.

Xu hướng phát triển ngành quản trị khách sạn tại Việt Nam

Hiện nay, chỉ khoảng 10% trên tổng số 15.000 sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị Khách sạn hàng năm là có đủ năng lực làm nghề. Nhu cầu nhân lực mỗi năm là 40.000 người mới. Yêu cầu khi tuyển dụng thường chỉ là kỹ năng tay nghề và ngoại ngữ.

Du lịch phát triển theo khuynh hướng quốc tế hóa, nhà tuyển dụng dễ bị chinh phục bởi ứng viên có bằng nghề, được đào tạo bài bản về nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn vững vàng. Đặc biệt ưu ái nhân sự trẻ có khả năng ngoại ngữ tốt, đặc biệt là tiếng Anh. Hoặc những ngoại ngữ khác như Nhật, Hoa, Hàn, Pháp…

Xu hướng ngành quản trị khách sạn trong thời gian tới ở Việt Nam đem lại nhiều cơ hội cho giới trẻ. Với những xu hướng này, nếu bạn yêu thích ngành Quản trị Khách sạn thì đã đến lúc cần quan tâm trau dồi và hoàn thiện kỹ năng làm nghề nhiều và bỏ suy nghĩ cổ hủ về bằng cấp.