Sunday , December 22 2024
Trang chủ / Khởi nghiệp / Bài học khởi nghiệp thất bại từ các doanh nhân thành đạt

Bài học khởi nghiệp thất bại từ các doanh nhân thành đạt

Theo số liệu thống kê từ Bloomberg, đa số những doanh nhân thành đạt khởi nghiệp thường gặp phải sự thất bại trong giai đoạn đầu tiên. Bên cạnh những yếu tố khách quan thì có nhiều nguyên nhân chủ quan từ chính họ dẫn tới những sai phạm cơ bản khi khởi nghiệp.

Dưới đây là một số kinh nghiệp được tổng hợp lại từ các thất bại của phần lớn các doanh nhân thành đạt để bạn trẻ tham khảo.

bai-hoc-khoi-nghiep-that-bai-tu-doanh-nhan-thanh-cong-1

Đưa ý tưởng sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng

Đã có nhiều doanh nhân thất bại trong quá trình giới thiệu ý tưởng về sản phẩm, dịch vụ đầu tiên với khách hàng. Tại sao không tìm hiểu phản hồi của khách hàng thay vì đưa ra ý tưởng giới thiệu với họ?

Như vậy bạn đang làm những việc vô ý. Sản phẩm/ dịch vụ của bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt nếu bạn thấu hiểu người tiêu dùng để không ngừng thay đổi, cải tiến sản phẩm của bạn. Bởi khách hàng còn quan trọng hơn cả nhà đầu tư, vì họ chính là yếu tố thúc đẩy nhà đầu tư mạo hiểm với các ý tưởng của bạn đưa ra.

Hiểu được vai trò quan trọng của đồng nghiệp

Một người lãnh đạo giỏi luôn hiểu rằng bản thân mình không thể làm được tất cả mọi thứ, bởi bạn không phải siêu nhân. Thực tế, có nhiều công việc nằm ngoài khả năng chuyên môn của người lãnh đạo. Vì vậy, trên con đường xây dựng ước mơ bạn cần có sự hỗ trợ của đồng nghiệp là điều thiết yếu trong kinh doanh.

Luôn kiên trì lấn tới

bai-hoc-khoi-nghiep-that-bai-tu-doanh-nhan-thanh-cong-2

Hầu hết, ai cũng không thích thú với người bán hàng quá nhiệt tình, nhưng muốn thành công trong kinh doanh phải không ngừng tấn công khách hàng. Bởi khi bắt đầu kinh doanh, bạn bắt đầu bị cuốn vào guồng máy phải lựa chọn không tiền hoặc gọi điện, đàm phán, thuyết phục khách hàng. Nếu không có sự kiên trì thì rất dễ nản cuộc.

Chú trọng tới vấn đề tài chính

Việc huy động vốn ban đầu lớn có thể đưa doanh nghiệp, tổ chức vào bẫy tự ảo tưởng về sức mạnh bản thân, về mức độ quan trọng và độ thu hút các sản phẩm của mình.

Bạn đừng huy động quá nhiều tiền bởi lúc này mọi thứ mới là khởi đầu, chưa đủ lực để tiến hành nhiều thứ, do vậy hãy thận trọng. Vì vậy, doanh nghiệp cần hiểu và kiểm chứng được sản phẩm và dịch vụ của mình trên cơ sở phân tích, đánh giá thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng.

Khi khởi nghiệp, các doanh nghiệp thường tập trung vào cung ứng giải pháp cho vấn đề của khách hàng, song để giải quyết các vấn đề trên ý tưởng đó thì cần phải sử dụng tới tài chính. Doanh nghiệp không thể triển khai kế hoạch nếu không có doanh thu.