Trong học tập, công việc hay cuộc sống đều cần biết cách quản lý thời gian tốt, để thời gian không trôi đi vô ích với những việc vô bổ. Vì vậy, trong nội dung dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ “bí quyết” giúp bạn rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả hơn.
Thói quen để có kỹ năng quản lý thời gian tốt:
Xác định được khi nào mình làm việc hiệu quả nhất
Khi bạn xây dựng kế hoạch và bám theo lịch làm việc thường xuyên của mình bạn sẽ biết được từng thời điểm trong ngày bạn làm tốt nhất việc gì. Căn cứ vào đó, công việc nào đỏi hỏi chất xám nhiều nhất hãy dành cho thời điểm mà bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng nhất.
Việc sắp xếp công việc theo đồng hồ sinh học bản thân trong từng thời điểm trong ngày, trong tuần sẽ giúp bạn tối ưu hóa được hiệu quả làm việc của mình và duy trì được hứng thú công việc.
Hoàn thành deadline đúng thời hạn
Lập kế hoạch cho công việc và tạo thành thói quen cho việc lập kế hoạch này cũng như cập nhật nói thường xuyên. Trong đó bao gồm việc ưu tiên làm trước, việc chưa cần thực hiện có thể để sau để bạn không bao giờ bỏ lỡ điều gì. Kế hoạch này luôn được để ở gần bạn để bạn có thể thường xuyên xem được như sổ tay, note trong điện thoại.
Để quản lý thời gian hiệu quả cần xác định rõ khung thời gian cho mỗi hành động, việc làm và ngày hoàn thành. Bạn cần đề ra thời hạn và tuân theo thời hạn đó.
Ra hạn cho công việc phải làm của mình là điều cần thiết vì mọi nhiệm vụ đều có thời gian thực hiện. Dĩ nhiên, nếu bạn không lập kế hoạch và đưa ra deadline cho các đầu việc thì trước sau gì bạn cũng hoàn thành nhưng sẽ bớt lúng túng, phiền phức và chuyên nghiệp, hứng khởi hơn khi bạn đề ra kế hoạch và bám sát kế hoạch để thực hiện công việc của mình.
Nên chia luôn thời gian cho từng công việc cụ thể trước và biết rõ bạn cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành công việc đó cho đến khi chuyển sang công việc khác. Cần xác định được mức độ quan trọng của từng đầu việc để đầu tư thời gian hợp lý vì có những việc mất rất nhiều thời gian mà không mang lại được lợi ích mong muốn vì thế cần cân đối và cân nhắc công việc.
Dự trù khoảng thời gian phát sinh
Những người biết cách quản lý thời gian luôn biết cách cân đối để thêm vào những khoảng thời gian trống giữa các khung giờ cho từng công việc để hoàn thành đúng tiến độ công việc.
Khi dự trù khoảng thời gian cho công việc để giải quyết các phát sinh ngoài kế hoạch là điều cần thiết. Trong trường hợp bạn không biết cách tính toán chi tiết khoảng thời gian dự phòng giữa các công việc trong kế hoạch, công việc cần làm thì hãy dành cho mình một khoảng thời gian tầm 15 phút buổi sáng khi bắt đầu công việc và buổi chiều cho những việc phát sinh.
Hãy chuẩn bị cho sáng hôm sau từ tối hôm trước
Phần lớn, ai cũng vội vội vàng vàng vào buổi sáng trước khi đi làm, đây có thể nói là thời gian bận nhất trong ngày. Nhưng với những người ngăn nắp và có tổ chức, họ sẽ chuẩn bị buổi sáng của mình từ tối hôm trước.
Buổi tối hôm trước bạn có thể chuẩn bị quần áo, phụ kiện đi làm cho ngày hôm sau, giấy tờ, tài liệu và bữa sáng để đến sáng hôm sau chỉ cần hâm lại là được. Những việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và không quên thứ gì khi lỡ dậy muộn.