Theo Dự thảo mới công bố về Quy chế tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2017 thì Bộ Giáo Dục đang có dự kiến sẽ bỏ điểm sàn và cho các trường có thể tuyển sinh bổ sung nhiều lần. Việc bỏ điểm sàn, mở đầu vào- siết chặt đầu ra sẽ khiến sinh viên có nhiều cơ hội vào Đại học hơn, xong cũng sẽ khó ra trường hơn nếu không học hành nghiêm túc.
Bỏ điểm sàn, mở đầu ra cho học sinh dễ vào đại học hơn.
Mong muốn của Bộ Giáo dục khi bỏ điểm sàn và siết chặt đầu ra là có thể chấm dứt được tình trạng học sinh cứ đỗ đại học là có thể tốt nghiệp mà không biết chất lượng đào tạo như thế nào qua 4-5 năm học.
Thực tết điểm sàn đã không còn tác dụng là giới hạn để đảm bảo chất lượng đầu vào vì căn cứ vào quá trình tự chủ tuyển sinh thì nhiều trường đã có phương án tuyển sinh riêng bằng cách là xét học học bạn, điểm trung bình môn trong kì thi THPT quốc gia hoặc phỏng vấn. Điểm sàn chỉ còn là điều kiện với các thí sinh tham gia xét tuyển, việc còn được nộp đăng ký xét tuyển không phụ thuộc vào quy định từng trường đại học cao đẳng.
Trong xu thế chung hội nhập, đáp ứng nhu cầu lao động của thị trường thì các nhóm nghề đào tạo sẽ phong phú lên, không còn xoay quanh 3 khối chính A,C, D như trước. Bộ Giáo dục thấy điểm sàn không còn phù hợp cho tất cả các trường và các ngành.
Bộ Giáo dục thống kê được là mỗi năm có khoảng 1 triệu học sinh tốt nghiệp THPT, chỉ tiêu tuyển sinh đại khoảng 400 ngàn sinh viên. Mỗi kì thi THPT có tỷ lệ số dư điểm sàn là 127% nhưng các trường chỉ tuyển sinh được 75 %. Có nghĩa là có khoảng 100 ngàn em không nhập học Đại học cao đẳng dù đủ điểm để đi học nghề hay thi lại năm sau. Đại học không còn là cánh cửa học hành duy nhất đối với các bạn em học sinh.
Bỏ điểm sàn sẽ giúp các trường có quyền tự quyết định điểu kiện đầu vào, đông thời cũng phải chịu trách nhiệm giải trình với xã hội về các quyết định của nhà trường. Mọi thông tin dữ liệu về điểm thi, nguyện vọng, điểm chuẩn mỗi trường, số lượng thí sinh trúng tuyển,…đều được công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục. Nếu trường nào lấy điểm quá thấp thì phụ huynh và học sinh sẽ đánh giá được vị trí và khoảng cách của trường đó trong bảng so sánh tổng quan chung với các trường khác.
Lấy điểm đầu vào thấp đồng nghĩa với việc tự nhận trường mình chất lượng thấp nên sẽ khó thu hút thí sinh, thị trường lao động cũng sẽ quay lưng với sinh viên tốt nghiệp từ những trường này. Vì vậy sẽ không có trường nào hạ điểm chuẩn để thu hút sinh viên, chất lượng đào tạo mới là yếu tố quan trọng nhất. Mỗi trường cần cân nhắc lỹ lưỡng về điểm chuẩn đầu vào để đảm bảo chất lượng.
Bỏ điểm sàn là mở đầu vào- siết chặt đầu ra, sinh viên khó ra trường hơn.
Trách nhiệm của cơ quan quản lý khiến Bộ Giáo dục có nhiều biện pháp để đảm bảo chất lượng đại học cao đẳng khi bỏ điểm sàn dù tôn trọng quyền tự chủ của các trường. Không có điểm sàn nhưng các trường phải công khai đảm bảo chất lượng, bô bố chuẩn đầu ra và kiểm định chất lượng, tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp. Các chuẩn đầu ra này phải phù hợp với Khung trình độ quốc gia mà Chính Phủ mới ban hành không lâu.
Các trung tâm kiểm định và các tổ chức điểm định sẽ kiểm tra chất lượng đầu ra thường xuyên, kiểm định độc lập, công bố các chuẩn đầu ra. Đây là tiêu chí quan trọng để đảm bảo chất lượng, uy tín của nhà trường.
Mở đầu vào bằng việc bỏ điểm sàn sẽ tạo cơ hội co những thí sinh có nguyện vọng học đại học tiếp cận giáo dục đại học. Siết đầu ra thể hiện trách nhiệm của nhà trường với xã hội, chất lượng đào tạo được kiểm soát trong suốt quá trình đến khi sinh viên tốt nghiệp. Điều này sẽ chấn dứt việc sinh viên cứ vào đại học là tốt nghiệp, bất chấp chất lượng đào tạo suốt quá trình học đại học ra sao trước đây.