Thursday , April 18 2024
Trang chủ / Khởi nghiệp / Cách vận dụng sức mạnh tập thể để giải quyết công việc

Cách vận dụng sức mạnh tập thể để giải quyết công việc

Làm thế nào để có thể vận dụng sức mạnh tập thể trong giải quyết công việc? Trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ cùng bạn cùng nhau vận dụng sức mạnh tập thể trong giải quyết tối ưu các vấn đề công việc hiệu quả.

Khi chuẩn bị cuộc họp bạn cần ghi nhớ đưa ra các vấn đề cần được giải quyết một cách ngắn gọn nhất với những gạch đầu dòng trọng tâm để giúp cho các thành viên có sự chuẩn bị trước cuộc họp và tập trung xoay quanh các vấn đề cụ thể, các thông số chi tiết để buổi họp đem lại hiệu quả tốt nhất.

van-dung-suc-manh-tap-the-giai-quyet-cong-viec-1

Trong buổi họp, cần chú trọng tới khách mời, chú ý tới địa vị, trình độ và năng lực từng vị khách và cẩn thận với sự chênh lệnh về trình độ quản lí. Và trước khi bắt đầu buổi họp hãy phát cho mọi người nguyên tắc của việc vận dụng sức mạnh tập thể trong giải quyết công việc. Đề cao tôn trọng lãnh đạo, đồng nghiệp; xây dựng ý kiến tích cực, thân thiện giúp cho tập thể đi lên.

Giải quyết công việc bằng cách vận dụng sức mạnh tập thể

Một cuộc họp tập thể không nên kéo dài lê thê tới mấy tiếng, mà chỉ duy trì dưới 60 phút. Trong trường hợp cuộc họp không giải quyết được thỏa đáng các vấn đề, các thành viên mệt mỏi, tiêu cực thì nên tạm dừng và hoãn lại và buổi khác. 

Đồng thời cũng nên phân tích cho mọi người văn hóa họp phòng của đơn vị. Thế nào là ý kiến tích cực, tiêu cực để tập thể ghi nhận những ý kiến xác đáng và vận dụng. 

van-dung-suc-manh-tap-the-giai-quyet-cong-viec-2

Trong cuộc họp, nên chia thành nhóm nhỏ và giao việc cho các nhóm giải quyết vấn đề. Việc chia nhóm thế này sẽ giảm tính căng thẳng, nghiêm trang của cuộc họp và cải thiện tâm trạng của các thành viên, tạo không khí thoải mái, vui vẻ…. Từ đó, lấy ý kiến của tất cả các thành viên trong cuộc họp sau đó tổng kết lại, đưa ra phương án giải quyết. 

Việc tổng hợp các ý kiến và khuyến khích các thành viên đóng góp ý kiến sẽ giúp thúc đẩy công việc và có thể tái sử dụng các ý kiến, tham vấn trong những buổi họp sau, tránh tình trạng thu thập  ý kiến “để đó” và không ai nhớ đến khi buổi họp kết thúc.

Trong trường hợp, mọi ý kiến đi tới sự bế tắc thì hãy xem lại ý kiến và yêu cầu mọi người chọn và hãy hỏi họ tại sao họ lại lựa chọn như vậy. Nếu bạn giữ vai trò trung tâm của cuộc họp thì hãy tìm 1 đến 2 ý kiến đưa ra làm đề tài để mọi người cùng thảo luận.