Tuesday , December 10 2024
Trang chủ / Khởi nghiệp / Đàm phán, thương lượng và thuyết phục là kỹ năng thiết yếu của người lãnh đạo

Đàm phán, thương lượng và thuyết phục là kỹ năng thiết yếu của người lãnh đạo

Bất kì một nhà lãnh đạo tài ba nào mà chúng ta tìm hiểu đều có kỹ năng đàm phán, thương lượng và thuyết phục. Do đó trong nội dung bài viết này, kênh giáo dục hướng nghiệp của chúng tôi sẽ gửi tới bạn đọc những kinh nghiệm cơ bản để nâng cao các kỹ năng trên.

Phương pháp thuyết phục người khác

dam-phan-thuong-luong-thuyet-phuc-1

Chiếm được lòng tin

Tại sao cần chiếm được lòng tin của người mà ta cần thuyết phục? Con người thường cảnh giác khi thấy ai đó tiếp cận và muốn thay đổi suy nghĩ, thói quen của họ, thay đổi những gì đã ăn sâu vào nếp nghĩ của họ.

Chính vì lẽ đó, chiếm niềm tin của mọi người là điều quan trọng nhất để thuyết phục người khác và khiến họ tin theo những gì mình muốn nói.

Hãy cho họ thấy rằng tại sao họ nên lắng nghe bạn  giữa bao nhiêu người. Do đó, khi thuyết phục và gây dựng lòng tin bạn cần biết bạn đang nói cái gì và chứng minh những điều bạn nói là đúng đắn.

Tìm ra những điểm tương đồng

Có nhiều điểm tương đồng với đối phương thì họ sẽ nhận thấy nhiều giá trị của các ý kiến, quan điểm của bạn gắn với họ.

Khi thuyết phục, thương lượng bạn cần đặt bản thân vào trong hoàn cảnh, vị trí của đối phương để hiểu được những gì liên quan đến họ và hòa nhịp với những cảm xúc của họ. Đó mới là một người có kỹ năng thuyết phục.

Nội dung cần logic và hợp lý

Để lời nói thuyết phục, bài giảng, bài diễn thuyết hay và cuốn hút thì cần có cấu trúc rõ ràng, mạnh lạc và logics. Nội dung hay chính là có sự đột phá, có mấu chốt và người nghe cảm thấy nhận được nhiều giá trị từ những gì bạn nói.

dam-phan-thuong-luong-thuyet-phuc-2

Để chứng minh cho mọi người thấy là cần phải nghe và làm theo những gì bạn nói thì bạn cần dồn năng lượng vào lời phát biểu sau cùng, kêu gọi họ vào lúc cuối để họ phải nhớ và hành động ngay sau đó.

Do đó, khi tranh luận, diễn thuyết bạn cần lặp lại và đột phá cho một vấn đề bạn nói. Sự lặp đi lặp lại vấn đề, quan điểm của bạn sẽ tạo ấn tượng và khiến nó ám ảnh và khắc vào trí nhớ của người nghe.

Phân tích các vấn đề từ nhiều phía

Điều này tức là đưa ra cả những mặt không tốt của vấn đề, tuy nhiên hãy thận trọng cả mặt tốt và không tốt của ý kiến sao cho bạn trở nên công tâm, hợp lý và khác biệt hơn so với người khác.

Một trong những mẹo của đàm phán, thương lượng chính là nhấn mạnh những điểm không tốt của vấn đề và đem so sánh chúng với những mặt tốt.

Đồng thời hãy đem giải thích những mặt tốt sẽ đem lại lợi ích thế nào và đừng nói dối về những cái chưa tốt, bởi nếu bạn nói không hết, hoặc che giấu, lấp liếm đi thì khi đối phương phát hiện ra mánh khóe của bạn, họ sẽ cho rằng bạn lừa bịp, mất lòng tin.

Kích thích tính tư lợi và nuôi dưỡng cái tôi

Sẽ dễ dàng hơn để chinh phục người khác nếu như bạn cho họ thấy họ nhận được nhiều thứ từ bạn. Nhưng để kích thích được thích tư lợi, và ham lợi ích từ đối phương bạn cần hiểu được đối phương cần gì, muốn gì.

Khi hiểu được tâm lý đối phương, hãy chộp lấy sự chú ý của họ bằng cách nói với họ rằng bạn biết những gì họ muốn và có thể giúp họ, nói ra những ý kiến cách làm của bạn để giúp họ thỏa mãn những gì họ muốn.

Còn nuôi dưỡng cái tôi  chính là sự tâng bốc có chiến lược, tuy nhiên đó không phải là nịnh bợ mà là khen ngợi những việc làm đúng, đây cũng là điều cần làm bằng cách chỉ ra những điều mà khán giả của bạn tự hào. Khi bạn khen ngợi đối phương, hãy chứng tỏ bạn nhận ra được các phẩm chất tốt của họ để họ cảm thấy phấn khích và mở lòng hơn với những gì bạn nói.

Kỹ năng đàm phán, thương lượng thuyết phục không phải ai cũng có mà cần trau dồi, rèn luyện trong thời gian dài. Chúng tôi hy vọng, với những gì được tổng hợp trên đây sẽ giúp các bạn trang bị những kiến thức cần thiết cho quá trình khởi nghiệp của mình.