Sunday , December 22 2024
Trang chủ / Khởi nghiệp / Để tốt nghiệp không thất nghiệp

Để tốt nghiệp không thất nghiệp

Các con số thống kế cho thấy, số cử nhân và thạc sĩ thất nghiệp hiện tay lên tới 22 nghìn người/ năm bao gồm cả những sinh viên ra trường với tấm bằng khá, giỏi. Như vậy sau khi tốt nghiệp, nhiều học sinh, sinh viên, thạc sĩ gần như đều phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp.Vậy phải làm thế nào để có thể vượt ngũ môn trong thời gian cam go này?

Hiện nay, phần lớn học sinh sau khi tốt nghiệp THPT trở thành sinh viên đại học không quá khó khăn, nhưng cũng chính vì lẽ đó mà sau khi học đại học xong có làm việc đúng ngành và mức lương tương xứng không lại là vấn đề nan giải.

de-tot-nghiep-khong-that-nghiep-1

Cũng lưu ý rằng cần phải phân biệt rõ giữa tỷ lệ thấp nghiệp và tỷ lệ không làm được việc để xác định trách nghiệm giữa lao động xã hội và giáo dục thay vì đổ lỗi cho nhau như hiện nay. Và làm sao để học sinh sinh viên định hướng, thoát khỏi nguy cơ thấp nghiệp đạt được mục tiêu làm đúng ngành nghề với mức thu nhập tương xứng giá trị bản thân.

Tư duy mục tiêu để định hướng bản thân

Tư duy ở đâu là xác định học cái gì và học để làm gì, vì bản chất của học là để trau dồi kiến thức, để lý thuyết đi đôi với thực hành nhằm hoàn thành chất và lượng công việc được phân công.

Theo UNESCO, học là để biết, đề làm, để hòa nhập và khẳng định giá trị bản thân nhưng trên thực tế sinh viên nước ta hiện nay học mới dừng lại để biết hay nguy hại hơn nữa là học cho có tấm bằng, học vì tất cả đều đi học.

Vì thế ngay từ lúc này, các sinh viên hãy thiết lập mục tiêu và tư duy học để đi vào thực tế đời sống và nhận thức bản thân rằng năng lực mỗi người cần đánh giá trên các khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập, làm việc và đối nhân xử thế.

Để không thấp nghiệp khi ra trường, cần hiểu doanh nghiệp cần gì ở mình. Bạn cần hiểu rằng bạn làm được việc cho họ thì họ mới trả tiền cho giá trị của bạn. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ phải sàng lọc các ứng cử viên phù hợp với các yêu cầu cho công việc của họ như: Thái độ, chuyên môn, có ý tưởng trong công việc.

Bao giờ doanh nghiệp cũng cần một nhân viên có thái độ làm việc tốt và có chuyên môn cùng lĩnh vực. Điều này được thể hiện ở trách nhiệm, tác phong làm việc, sự lắng nghe và học hỏi. Ngoài ra họ mong muốn ứng cử viên có ý tưởng cho công việc và biết sử dụng các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm để thực hiện công việc.

Xây dựng kỹ năng hòa nhập doanh nghiệp

de-tot-nghiep-khong-that-nghiep-2

Bạn có chuyên môn nghiệp vụ, bạn là người làm được việc nhưng nếu bạn gây ra những rắc rối cho doanh nghiệp như chia bè kéo cánh, nói xấu lãnh đạo, mâu thuẫn, ngồi lê đôi mách, chia rẽ nội bộ.. thì trước sau gì bạn cũng sẽ bị đào thải.

Hòa nhập với doanh nghiệp khi mới ra trường được thái độ sống và làm việc nghiêm túc, tích cực và hòa nhã với đồng nghiệp và các mối quan hệ tại doanh nghiệp.

Để có được kỹ năng hòa nhập tốt bạn cần trau dồi các kỹ năng mềm ngay khi ngồi trên ghế nhà trường. Vừa đi học bạn có thể đi làm thêm để học hỏi và tìm kiếm định hướng bản thân trong tương lai. Việc bạn vừa học vừa làm sẽ giúp bạn tích lũy kinh nghiệp từ thực tiễn và rút kinh nghiệm cho bản thân. Bạn sẽ trưởng thành hơn khi đi từ sách vở vào cuộc sống để không rơi vào trong số 22 nghìn tân cử nhân thất nghiệp.