Monday , April 29 2024
Trang chủ / Hướng nghiệp / Học Cao đẳng Hộ sinh Hà Nội không bao giờ lo thất nghiệp

Học Cao đẳng Hộ sinh Hà Nội không bao giờ lo thất nghiệp

Học Cao đẳng Hộ sinh Hà Nội không bao giờ lo thất nghiệp bởi vì số lượng các trường trung cấp, cao đẳng đào tạo chuyên ngành Hộ sinh không nhiều, trong khi nhu cầu nhân lực nữ hộ sinh ngày càng tăng cao.

Tổ chức Y tế thế giới WHO đã khẳng định: “Dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho sản phụ do điều dưỡng hộ sinh cung cấp là một trong những ngành trụ cột của dịch vụ y tế ở bất kì quốc gia nào”. Từ năm 1990, Hộ sinh được coi là một nghề nghề quy định trong Hệ thống chăm sóc sức khỏe của bất kỳ quốc gia nào.

Vì sao nó nghề hộ sinh là ngành học không bao giờ lo thất nghiệp?

Nữ hộ sinh là những chuyên gia chăm sóc thai kỳ và sức khỏe phụ nữ nói chung, cùng với bác sĩ sản khoa tạo ra hệ thống hoàn chỉnh bảo vệ sức khỏe phụ nữ ngay từ khi dậy thì đến sau mãn kinh. Trong bối cảnh các em bé chào đời ngày một tăng, nhu cầu thụ hưởng các dịch vụ sinh sản tốt nhất được cặp vợ chồng đầu tư quan tâm, thì nhân lực ngành Hộ sinh vẫn vô cùng khan hiếm. Một phần bởi các cơ sở đào tạo chuyên ngành Hộ sinh không nhiều như các chuyên ngành khác trong nhóm ngành Chăm sóc sức khỏe như Cao đẳng Dược Hà Nội, Cao đẳng Điều dưỡng… Phần khác bởi đặc thù công việc “đỡ đẻ” chủ yếu phù hợp với nữ giới, do đó đối tượng theo học chuyên ngành Hộ sinh không được đa dạng.

Bài toán nhân lực vừa là thách thức đối với ngành Hộ sinh, đồng thời cũng là cơ hội giúp thí sinh yêu thích công việc này rộng mở cơ hội việc làm ngay sau khi ra trường

Công việc của nghè hộ sinh sau khi ra trường

Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Hộ sinh tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, bạn có thể làm việc ngay tại các bệnh viện, trung tâm y tế, trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nhiệm vụ của nữ hộ sinh tại cơ sở làm việc như sau:

– Tiếp nhận, hướng dẫn sản phụ và người bệnh đến khám, điều trị theo đúng quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện.
– Thăm khám thai, chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ, theo dõi chuyển dạ chu đáo trước khi sản phụ đẻ để đảm bảo quá trình sinh nở diễn ra an toàn.
– Báo cáo bác sĩ xử lý kịp thời khi phát hiện các dấu hiệu bất thường.
– Thực hiện đỡ đẻ thường, phụ bác sĩ sản khoa thực hiện kĩ thuật đỡ đẻ khó
– Vận hành và bảo quản các trang thiết bị y tế chuyên khoa tại cơ sở làm việc theo sự phân công.
– Thực hiện các kĩ thuật chăm sóc phức tạp, trực tiếp theo dõi, chăm sóc những cuộc đẻ có nguy cơ cao; sử dụng thành thạo thiết bị y tế trong khoa theo sự phân công.
– Theo dõi tình trạng sản phụ và trẻ sơ sinh, ghi đầy đủ các diễn biến vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc. Thực hiện các y lệnh của bác sĩ điều trị,
– Tiếp nhận và bàn giao tình trạng sản phụ, người bệnh, công việc, thuốc, tài sản với kíp thường trực.
– Bảo quản thuốc, tài sản, thuốc và các thiết bị y tế, hồ sơ bệnh án; vệ sinh buồng bệnh và buồng thủ thuật trong phạm vi được phân công.
– Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của trưởng khoa và nữ hộ sinh trưởng khoa.
– Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn học viên thực tập.
– Thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, kế hoạch hoá gia đình cho các sản phụ và người bệnh tại khoa cũng như các công tác chuyên khoa khác trong cộng đồng.

Trang thông tin giáo dục hướng nghiệp tập hợp và chia sẻ.