Bạn có đang là con ong chăm chỉ tại doanh nghiệp và có nhiều ánh mắt của đồng nghiệp, lãnh đạo đang dồn về phía bạn? Vậy tại sao chúng tôi lại nói bạn không nên làm việc quá chăm chỉ? Hãy tìm hiểu lý do tại sao lại có mâu thuẫn này nhé.
Số giờ bạn làm việc không giúp bạn thăng tiến
Nếu bạn làm việc chăm chỉ không có nghĩa rằng quản lý của bạn sẽ chú ý tới điều đó. Họ hoàn toàn có thể nghĩ rằng bạn là nhân viên chăm chỉ và họ đánh giá cao sự cống hiến của bạn, mặt khác họ cũng có thể đánh giá rằng tại sao bạn lại mất nhiều thời gian làm việc hơn người khác.
Đến thời điểm cần thăng tiến cho một số nhân viên thì lãnh đạo của bạn hoàn toàn có thể nghĩ rằng bạn là nhân viên chăm chỉ nhưng hiệu quả công việc ra sao và đồng nghiệp của bạn cũng hoàn thành từng ấy công việc trong cùng một thời gian vì thế đồng nghiệp ấy có thể sẽ gánh vác được thêm nhiều trách nhiệm và chức năng khác như quản lý, trưởng phòng chẳng hạn.
Bạn muốn công việc của mình suôn sẻ, được cấp trên ủng hộ và đánh gái cao. Nhưng bạn hãy xem xét việc bạn làm việc thêm ngoài giờ tích cực mà không được thưởng công và sẽ gây các tác dụng ngược bởi lãnh đạo sẽ tự hỏi tại sao bạn lại tốn nhiều thời gian như vậy để làm việc và họ sẽ đánh giá xem công việc có quá sức đối với bạn không.
Bạn dành thời gian cho việc tìm kiếm sự hoàn hảo càng nhiều thì hiệu suất công việc càng ít. Sự hoàn hảo là mục tiêu để có động lực và hướng tới nhưng đừng quá tốn kém thời gian cho những việc vô bổ mà làm giảm chất lượng công việc của mình.
Tự mình làm được mọi việc
Hầu hết, ở tất cả các tổ chức, doanh nghiệp đều có những mẫu người này, và cách thức tiếp cận của họ với công việc là để mọi việc được làm đúng cách, đúng hướng họ sẽ tự làm tất cả. Họ kiểm soát từ chi tiết nhỏ nhất tới việc quan trọng cho tới khi kế hoạch, chiến dịch hoàn thành. Họ không tin tưởng vào người khác có thể hoàn thành tốt và đúng thời hạn phần việc của mình.
Những người này thường có tâm lý rằng nhờ giúp đỡ khiến họ cảm thấy mọi người cho rằng họ kém năng lực, lười biếng và thay vào đó khi họ tự làm họ sẽ được tôn trọng hơn, ngưỡng mộ hơn. Nhưng cũng chính điều này nhiều khi khiến họ cảm thấy kiệt sức thậm chí là người bảo thủ, cố chấp.
Đồng nghiệp hoặc nhân viên dưới quyền sẽ cho rằng bạn không tin tưởng họ và lãnh đạo của bạn sẽ cho rằng bạn không phải là người có thể làm quản lý được. Vì vậy, nếu bạn cho rằng bạn đang được tôn trọng hay gây ấn tượng bằng ôm đống việc thì sẽ dần nhận ra bạn đang tự chuốc lấy những điều ngược lại.
Chung ta làm việc càng nhiều thì càng nhiều cơ hội sẽ đến với chúng ta. Nhưng cũng có một vài điều không đúng đó là sẽ có nhiều người tìm kiếm sự nhở vả kể cả những thứ không quan trọng vì bạn là người chăm chỉ, bạn sẽ không từ chối.
Vì thế, việc cần nói không với những yêu cầu tốn thời gian là rất quan trọng. Đã có ai đó nói rằng, sự khác biệt giữa người thành công và người rất thành công là họ nói không với hầu hết mọi thứ.