Góp ý với lãnh đạo cũng là một nghệ thuật mà một nhân viên chuyên nghiệp cần có. Bởi trên thực tế, hầu hết các lãnh đạo luôn đánh giá cao và cảm kích nhân viên thẳng thắn, tế nhị góp ý giúp mình hoàn thiện bản thân.
Vậy làm thế nào để góp ý mang tính chất xây dựng và được lòng sếp? Trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ những bí quyết trong nghệ thuật góp ý với lãnh đạo để bạn tham khảo.
Hãy góp ý với vị lãnh đạo sẵn sàng lắng nghe
Thông thường, nhân viên cho rằng lãnh đạo khó tiếp cận và họ giữ khoảng cách, không đón nhận những góp ý từ cấp dưới vì thế họ ngại ngùng, sợ bày tỏ ý kiến khi lãnh đạo mắc phải sai lầm. Nhưng trên thực tế hiện nay, không ít các lãnh đạo muốn lắng nghe ý kiến phản hồi từ nhân viên. Vì thế, để xác định xem sếp của mình có phải là người sẵn sàng lắng nghe những góp ý từ nhân viên hay không rồi mới quyết định góp ý nhé.
Đồng thời khi góp ý với lãnh đạo bạn nên học cách tôn trọng và lắng nghe ý kiến bởi mỗi người có một quan điểm và ý kiến cá nhân trong cùng một vấn đề vì thế có thể trong cuộc góp ý sẽ nảy sinh những ý kiến trái chiều. Vậy nên bạn đừng tỏ thái độ không hài lòng mà thay vào đó nên lắng nghe xem sếp bày tỏ như thế nào bởi nhiều khi những ý kiến trái chiều lại giúp cho lãnh đạo và nhân viên hiểu thêm về nhau hơn.
Trong mọi tình huống xảy ra trong quá trình góp ý bạn nên giữ thái độ bình tĩnh, tự tin khi trình bày quan điểm cá nhân của mình. Hãy trình bày ý kiến một cách thẳng thắn, rõ ràng trên tinh thần xây dựng, hợp tác. Khi gặp phải sự bất đồng bạn hãy cư xử khôn khéo và góp ý tế nhị nhất có thể, tránh bất hòa khi ý kiến của bạn không được chấp nhận bởi điều này sẽ làm ảnh hưởng tới hình ảnh của bạn trong mắt lãnh đạo.
Góp ý với lãnh đạo như thế nào hiệu quả?
Trước khi muốn góp ý cho lãnh đạo bất cứ vấn đề gì hãy chuẩn bị tinh thần thật thoải mái và nội dung thông tin rõ ràng, khoa học, chi tiết để tăng sự tự tin khi trao đổi với sếp và vấn đề bạn đề cập sẽ thuyết phục hơn. Ngoài ra, sự chuẩn bị chu đáo của bạn sẽ được cấp trên đánh giá về sự nghiêm túc và trách nhiệm trong công việc.
Sau bước chuẩn bị nội dung bạn hãy chọn thời điểm thích hợp. Tức là xem xét các yếu tố như thời gian, tâm trạng rồi mới quyết định trao đổi góp ý với sếp. Tốt nhất nên tránh thời điểm cấp trên bực bội hay đang có một đống việc cần giải quyết vì lúc này họ sẽ không có đủ thời gian, bình tĩnh để lắng nghe ý kiến của bạn tập trung.
Để những góp ý của bạn có tính thuyết phục, bạn hãy đưa ra những bằng chứng cụ thể, rõ ràng để giải thích, phân tích cho sếp rằng vì sao bạn cho rằng điều đó không nên làm hoặc chưa đúng. Tức là bạn phải hiểu rõ những gì bạn đang nói và trình bày và đưa ra những căn cứ thuyết phục để bảo vệ chính kiến của bạn có như vậy cấp trên mới lắng nghe và tiếp nhận vấn đề bạn đang đề cập.
Một lời khuyên nữa là bạn không nên góp ý với sếp khi có người thứ ba xen vào mà hãy tìm cách gặp riêng để trình bày bởi việc góp ý với sếp trước mặt các nhân viên khác có thể hiểu như đang chỉ trích sếp. Điều này sẽ làm giảm uy tín của sếp trước toàn công ty và nhiều khi đem lại hiệu quả không như mong đợi.