Làm thế nào để có kỹ năng ứng xử khôn khéo trước những câu hỏi khó, những câu hỏi khiếm nhã, gây sốc để giăng bẫy và thách thức khả năng xử lý tình huống của bạn?
Để nhanh chóng thoát ra khỏi cái bẫy của nhà tuyển dụng, của đồng nghiệp thử thách khả năng của bạn? Và làm thế nào để có thể học được kinh nghiệm khi phỏng vấn việc làm? Trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời.
Ứng xử bằng cách trả lời hài hước
Với những câu hỏi mang tính chất cam go, căng thẳng được dùng để vạch ra điểm yếu trong hồ sơ ứng tuyển của các ứng viên. Vậy khi phải đối mặt với những câu hỏi dạng này, bạn sẽ trả lời như thế nào?
Theo chúng tôi, bạn hãy sử dụng sự hài hước trong giọng điệu để lôi cuốn và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Hãy nở nụ cười tươi và trả lời khôn khéo, nửa kín nửa hở.
Khi nghe được một câu hỏi mang tính khiếm nhã về công ty cũ thì hãy trả lời bằng cách khen lại công ty mà bạn đang muốn ứng tuyển và tỏ rõ thiện chí muốn hợp tác làm việc của bạn.
Bạn hãy sử dụng những câu hỏi khiếm nhã để cho họ thấy kỹ năng và năng lực của bạn. Chẳng hạn khi hỏi về vết sẹo trên cơ thể, một trong những người sáng lập tập đoàn Knowledge Capital Consulting trả lời đại khái là anh ta có vết sẹo khi làm việc cho một nông trại và qua thời gian đó anh ta học được sự siêng năng, chăm chỉ và tầm quan trọng của lao động.
Trung thực và trách nhiệm là cách ứng xử thiết yếu
Đừng bao giờ thao thao bất tuyệt về những thành tích của mình, bởi một nhà tuyển dụng tầm cỡ họ sẽ nhận ra được yếu điểm trong CV của bạn và đưa ra những câu hỏi hóc búa. Vì thế hãy cho họ thấy bạn là nhân viên trung thực, trách nhiệm, dám làm dám nhận khi đó bạn sẽ được đánh giá cao.
Từ chối lịch sự cũng là kỹ năng xử lý khôn khéo: Khi người phỏng vấn đang đưa ra một loạt những thử thách dành cho bạn thì điều đó không có nghĩa bạn phải trả lời tất cả nếu như bạn không muốn. Nếu như bạn nhận được một câu hỏi nhạy cảm mà bạn không muốn trả lời thì hãy thẳng thắn và lịch sự từ chối, nhưng hãy chú ý tới cách từ chối để không làm thay đổi cục diện cuộc phỏng vấn.
Nếu đó là những câu hỏi cá nhân hóa, thì bạn có thể nghiêm túc rằng bạn không bao giờ nói về điều đó trong công việc và đặc biệt là trong một cuộc phỏng vấn việc làm.